• English
  • Tiếng Việt
  • 中文 (中国)
  • 한국어
  • 日本語
  • CHẤT LƯỢNG VÀ AN TOÀN

    An toàn thực phẩm từ Liên minh Châu Âu

    Luật chung về thực phẩm ra năm 2002 xác lập các nguyên tắc của chính sách an toàn thực phẩm của Liên minh Châu Âu, mục đích của nó nhằm làm dễ dàng việc buôn bán tự do thực phẩm trên lãnh thổ tất cả các nước trong Liên minh Châu Âu, thông qua việc đảm bảo mức độ như nhau về bảo vệ người tiêu dùng trong tất cả các quốc gia thành viên.

    Luật về thực phẩm của Liên minh Châu Âu bao gồm một loạt các vấn đề liên quan đến thực phẩm, đặc biệt là độ an toàn của nó, trong đó có thông tin về đề tài thực phẩm và vấn đề liên quan đến trạng thái tốt của súc vật. An toàn thực phẩm liên quan tới toàn bộ mắt xích về thực phẩm, bắt đầu từ việc nhận các giống nông nghiệp tốt và thức ăn cho gia súc, thông qua công nghệ sản xuất thực phẩm thích hợp rồi tới mạng lưới tiêu thụ thương mại tốt. Nhờ hoạt động này, có thể nhận biết con đường đi của mỗi loại thực phẩm và thức ăn cho gia súc được sản xuất và bán ra ở Liên minh Châu Âu. Những người tiêu dùng, về phần mình sẽ nhận được các thông tin chi tiết về thành phần các sản phẩm mình ăn. Trên các sản phẩm phải có nhãn mác với các thông tin quan trọng về các kháng nguyên gây dị ứng và giá trị dinh dưỡng, trong đó có giá trị năng lượng và lượng chất béo, chất béo bão hòa, tinh bột, đường, đạm và muối. Các nhãn mác dùng cho thực phẩm cũng có thông tin về nhà sản xuất, người bán, người nhập, các điều kiện bảo quản và chế biến một số loại thực phẩm.

    Nhờ chính sách này, các nước trong Liên minh Chau Âu có thể kiểm tra và ngăn ngừa bệnh, giảm nguy cơ xuất hiện bệnh theo cách phối hợp và hiệu quả.

    Luật về thực phẩm của Liên minh Châu Âu dựa trên một vài nguyên tắc chung mà mọi quốc gia thành viên thực hiện:

    - bảo vệ sức khỏe công cộng,

    - bảo vệ sức khỏe thực vật và trạng thái tốt của súc vật;

    - phân tích nguy cơ và đưa ra các biện pháp đề phòng;

    - khả năng xác định nguồn gốc của mọi sản phẩm;

    - thông tin không nhập nhằng nước đôi và rõ ràng liên quan đến thức ăn và thức ăn cho gia súc;

    - xác định rõ phạm vi trách nhiệm khi đưa ra lưu thông thực phẩm an toàn;

    - kiểm tra nghiêm túc và đều đặn;

    - tập huấn, giáo dục và cố vấn khoa học độc lập.

     

    Các nguyên tắc sản xuất và hệ thống chất lượng

    Việc sản xuất và chế biến thực phẩm phải tuân thủ các tiêu chuẩn cao đã quy định và các đòi hỏi về pháp lý để chúng có thể cung cấp ra một sản phẩm tin cậy và an toàn cho người tiêu dùng. Liên minh Châu Âu, ngoài các hệ thống riêng của mình, cũng áp dụng các cơ cấu đã được kiểm định và được áp dụng ở phạm vi toàn cầu.  Nó cho phép thống nhất hóa các tiêu chuẩn và cho độ minh bạch lớn hơn của các thủ tục và tiêu chuẩn sản xuất. Các nhà sản xuất thực phẩm tiến hành hoạt động của mình dựa trên các hệ thống hiện đại quản lý chất lượng nhằm đảm bảo mức cao và sự an toàn của các sản phẩm chế ra. Để đạt được các mục tiêu trên họ áp dụng:

     

    1. Hệ thống HACCP (từ tiếng Anh: Hazard Analysis and Critical Control Points) – Hệ thống Phân tích Nguy cơ và Các điểm tới hạn kiểm tra.
    2. Hệ thống GHP (từ tiếng Anh: Good Hygienic Practice) – Thực hành vệ sinh tốt.
    3. Hệ thống GMP (từ tiếng Anh: Good Manufacturing Practice) - Thực hành sản xuất tốt.
    4. Hệ thống GAP (từ tiếng Anh: Good Agricultural Practices) - Các thực hành nông nghiệp tốt

     

    Hệ thống HACCP (từ tiếng Anh: Hazard Analysis and Critical Control Points) – Hệ thống Phân tích Nguy cơ và Các điểm tới hạn kiểm tra.

    Hệ thống HACCP (từ tiếng Anh: Hazard Analysis and Critical Control Points) – Hệ thống Phân tích Nguy cơ và Các điểm tới hạn kiểm tra, đó là một hoạt động hệ thống nhằm mục đích nhận diện và đánh giá mức độ của mối đe dọa an toàn thực phẩm trên quan điểm chất lượng cho sức khỏe của nó và mối nguy cơ xuất hiện các mối đe dọa ấy trong quá trình của mọi giai đoạn sản xuất và phân phối thực phẩm. HACCP tạo điều kiện xác định phương pháp hạn chế các nguy cơ ấy.

    HACCP là một hoạt động nhằm mục đích đảm bảo an toàn thực phẩm thông qua nhận diện và đánh giá thang bậc của mối đe dọa trên quan điểm các đòi hỏi về sức khỏe của thực phẩm và mối nguy cơ xuất hiện các đe dọa trong mọi giai đoạn của quá trình sản xuất và quay vòng thực phẩm.

    Việc đưa hệ thống HACCP vào hoạt động có lợi cả cho người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp sản xuất thực phẩm. Với trách nhiệm đưa hệ thống HACCP trong các hãng, người tiêu dùng có được sự chắc chắn là các thực phẩm mình ăn là an toàn. Doanh nghiệp có hệ thống hoạt động đúng sẽ xây dựng được niềm tin của người tiêu dùng với hãng và cải thiện bộ mặt của mình.

    Theo các đòi hỏi pháp lý của Quốc hội và Hội đồng Châu Âu ra ngày 29/04/2004 về vấn đề vệ sinh của các tài nguyên thực phẩm, các xí nghiệp phải chuẩn bị và đưa vào áp dụng 7 nguyên tắc của hệ thống, đó là:

    Nguyên tắc 1: Tiến hành phân tích các mối đe dọa.

    Nguyên tắc 2: Xác định Các điểm tới hạn của kiểm tra (CCP).

    Nguyên tắc 3: Thiết lập các giới hạn nguy kịch.

    Nguyên tắc 4: Thiết lập các thủ tục theo dõi.

    Nguyên tắc 5: Thiết lập các hành động điều chỉnh.

    Nguyên tắc 6: Thiết lập các thủ tục kiểm tra xác nhận.

    Nguyên tắc 7: Soạn thảo và tiến hành ghi chép tư liệu và xác định phương pháp ghi và bảo quản dữ liệu.

     

     

    Hệ thống GHP (từ tiếng Anh: Good Hygienic Practice) – Thực hành vệ sinh tốt

    GHP (từ tiếng Anh: Good Hygienic Practice)  tức Thực hành vệ sinh tốt, đó là các hoạt động phải thực hiện và các điều kiện vệ sinh phải thỏa mãn và được kiểm tra trong mọi giai đoạn sản xuất hay giao thương để đảm bảo an toàn cho thực phẩm.

     

    Việc thực hiện hệ thống Thực hành vệ sinh tốt liên quan tới:

    -             tình trạng kỹ thuật của tòa nhà xí nghiệp sản xuất và trụ sở hãng, cùng với việc sạch sẽ của môi trường xung quanh;

    -             chức năng sử dụng các phòng của xưởng và trang bị ở đó, có kể đến phòng sản xuất, kho và phòng xã hội, lưu ý đặc biệt đến việc chia công xưởng ra các khu vực theo quan điểm về xuất hiện các nguy cơ an toàn cho sản phẩm cuối cùng;

    -             tình trạng kỹ thuật và vệ sinh của các máy, thiết bị và dụng cụ về mặt đảm bảo an toàn thực phẩm;

    -             việc hoạt động đúng của các thiết bị kiểm tra-đo đạc;

    -             việc tiến hành chính xác và hiệu quả của các quá trình làm sạch, lưu tâm đặc biệt đến việc rửa trong đó có việc áp dụng các chất rửa và sát trùng thích hợp;

    -             chất lượng nước áp dụng trong xưởng vào mục đích công nghệ;

    -             quá trình loại nước thải đúng và thu gom cùng loại các chất thải rắn, trong đó có các chất thải nguy hiểm và các chất thải sau khi ăn ở các xí nghiệp có nhà ăn tập trung;

    -             các tuyên cáo cập nhật của bác sỹ về mục tiêu vệ sinh-dịch tễ theo các quy định về các bệnh lây lan và sự nhiễm bệnh liên quan tới những người tham gia vào quá trình sản xuất hay buôn bán thực phẩm;

    -             phân loại các nhân viên trong lĩnh vực chấp hành các nguyên tắc vệ sinh tương ứng với công việc thực hiện;

    -             quá trình có hiệu quả để bảo vệ xí nghiệp trước các côn trùng có hại.

    Mọi kỹ thuật áp dụng trong hãng và các phương pháp làm việc cùng các hướng dẫn liên quan đến vệ sinh phải được mô tả thông qua các thủ tục hay hướng dẫn tương ứng. Các thủ tục hay hướng dẫn liên quan tới Thực hành vệ sinh tốt phải được mọi nhân viên tuân thủ nghiêm túc.

     

    Hệ thống GMP (từ tiếng Anh: Good Manufacturing Practice) - Thực hành sản xuất tốt

    GMP (từ tiếng Anh: Good manufacturing practices) tức Thực hành sản xuất tốt là một phần quan trọng của hệ thống chung an toàn thực phẩm HACCP trong ngành thực phẩm. Đó là các hoạt động cần phải làm và các điều kiện cần phải thỏa mãn, để cho việc sản xuất thực phẩm diễn ra theo cách đảm bảo cho nó chất lượng tốt thích hợp cho sức khỏe và phù hợp với mục đích dùng. Thực hành sản xuất tốt (GMP) có thể định nghĩa như các thao tác đòi hỏi cần thiết cho phép doanh nghiệp thực phẩm sản xuất thực phẩm an toàn. Một điểm nhấn lớn về tôn trọng các nguyên tắc Thực hành sản xuất tốt (GMP) có trong tất cả các quy định tương ứng liên quan đến thực phẩm và các tiêu chuẩn chứng chỉ của khách hàng.

     

    Thực hành sản xuất tốt (GMP) là quan trọng cho sản xuất thực phẩm an toàn. Doanh nghiệp thực phẩm có nghĩa vụ pháp lý và đạo đức sản xuất và làm các thực phẩm không gây hại cho người tiêu dùng. Các doanh nghiệp thực phẩm có thể phải trả giá cao nếu không áp dụng các biện pháp tương ứng về thực hành sản xuất tốt (GMP). Toàn bộ nhân viên phải được tập huấn theo các quy trình GMP của các doanh nghiệp thực phẩm.

     

    Thực hành sản xuất tốt (GMP) bao hàm nhiều điều kiện thao tác và thủ tục cơ bản mà các doanh nghiệp thực phẩm cần phải thỏa mãn. Chúng có thể là:

    • Kết cấu đúng và hệ thống các gian để thực phẩm.
    • Tình hình môi trường bên ngoài của các gian để thực phẩm.
    • Duy trì thích ứng các dụng cụ và công cụ dùng trong ngành thực phẩm.
    • Việc áp dụng các hóa chất tương ứng trong các gian để thực phẩm và xung quanh chúng, trong đó có các chất tẩy rửa, các chất hóa học để chống côn trùng có hại và các chất bôi trơn máy móc.
    • Nhận dạng và lưu chứa các chất thải của daonh nghiệp thực phẩm.
    • Độ sạch của các gian để thực phẩm, các trang bị, đồ chứa, sàn, tường và trần.
    • Chương trình hiệu quả để chống côn trùng có hại thực hiện trong các gian để thực phẩm và quanh chúng.
    • Tránh có các vật lạ trong sản phẩm đã làm xong. Nguồn gốc của các vật lạ có thể là cây, thủy tinh, kim loại, chất dẻo, côn trùng có hại, giấy, giây, băng dính.

     

    Hệ thống GAP (từ tiếng Anh: Good Agricultural Practices) - Các thực hành nông nghiệp tốt

    GAP (từ tiếng Anh: Good Agricultural Practices) tức Các thực hành nông nghiệp tốt là các chỉ dẫn liên quan đến việc sản xuất của nông dân nhằm giảm nguy cơ ô nhiễm vi sinh liên quan với các bệnh truyền qua thực phẩm ở các trang trại của họ.

    Thực hành nông nghiệp tốt áp dụng như một tập hợp các nguyên tắc trong sản xuất ở các trang trại và trong các quá trình sau sản xuất để có thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp còn lại an toàn, đồng thời có tính đến việc tồn tại lâu dài về kinh tế, xã hội và môi trường.

    GAP buộc nông dân tôn trọng các giai doạn chờ sau khi bón phân, dùng các chất hay thuốc bảo vệ để bảo vệ thực vật.

    Các nguyên tắc này cũng xác định chặt chẽ nên nuôi gia súc bằng gì và theo cách nào, bón phân gì và làm thế nào để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng qua việc sản xuất tự nhiên.

     

    Việc kiểm tra thực phẩm ở Liên minh Châu Âu tiến hành ra sao?

     

    Ủy ban Châu Âu của Liên minh Châu Âu bắt thực thi việc áp dụng luật về thực phẩm của Liên minh Châu Âu thông qua:

    • kiểm tra xem mọi quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu có làm đúng việc đưa luật của Liên minh Châu Âu vào luật của quốc gia và thực hiện đầy đủ không
    • kiểm tra tại chỗ, cả trong Liên minh Châu Âu, lẫn bên ngoài biên giới của Liên minh thông qua Văn phòng Thực phẩm và Dịch tễ (FVO).

    Văn phòng về vấn đề Thực phẩm và Dịch tễ tiến hành các cuộc kiểm tra các hệ thống bảo vệ chất lượng thực phẩm ở các nước của Liên minh Châu Âu, cụ thể nói riêng ở các xí nghiệp sản xuất thực phẩm. Nhiệm vụ chính của họ tuy nhiên là kiểm tra xem chính phủ của các quốc gia trong Liên minh Châu Âu và các nước khác có sở hữu các cơ cấu thích hợp, đảm bảo rằng các nhà sản xuất thực phẩm trong nước tuân thủ các chuẩn an toàn nghiêm ngặt của Liên minh hay không. Từ năm 2013 phạm vi hoạt động của Văn phòng đã được mở rộng ra phụ trách cả các sản phẩm y tế nữa.

    Các cuộc kiểm tra cũng có thể được tiến hành đặc biệt, nếu trong một quốc gia nào đó được khẳng định có các việc làm không đúng. Mục đích của các cuộc kiểm tra như vậy là đánh giá các hoạt động của các cơ quan chính quyền trong dây chuyền sản xuất, ví dụ như thịt bò và các vấn đề thực thi các đòi hỏi của Liên minh Châu Âu và thu thập các thông tin cập nhật về các biện pháp đã thực hiện sau khi khẳng định ví dụ như việc có giết mổ lậu bò. Nhờ các cuộc kiểm tra như vậy, sẽ có khả năng kiểm tra chính các hạn chế ấy và khẳng định không có bất cứ lỗ hổng và các điều không đúng nào.

    Ủy ban Châu Âu cũng tiến hành một hệ thống báo động sớm về mối nguy hiểm của thực phẩm và thức ăn của gia súc, tức hệ thống RASFF - Rapid Alert System for Food and Feed), nhờ nó các quốc gia thành viên có thể trao đổi thông tin nhanh chóng với nhau về đề tài nguy cơ đe dọa cho an toàn thực phẩm. Hệ thống này cho phép phát hiện mối đe dọa trong một nước và thông báo cho các nước còn lại cụ thể đó là sản phẩm nào và các biện pháp đã thực hiện để lập tức ngăn chặn nguy cơ.