• English
  • Tiếng Việt
  • 中文 (中国)
  • 한국어
  • 日本語
  • Hãy biết về các tiêu chuẩn cao của việc sản xuất thực phẩm trong Liên minh Châu Âu!

    Liên minh Châu Âu từ nhiều năm đã quan tâm sao cho chỉ có thực phẩm an toàn mới được có mặt trên các quầy tại các cửa hàng. Chất lượng của các sản phẩm có nguồn gốc thực vật và động vật luôn được kiểm tra nhiều lần. Bạn hãy đọc xem Liên minh Châu Âu kiểm tra những người nông dân ra sao và những người tiêu dùng được lợi gì từ việc này. Sau khi đọc bài báo này bạn sẽ còn đánh giá cao hơn nữa về các tiêu chuẩn của châu Âu!

    Liên minh Châu Âu quan tâm đến độ an toàn và chất lượng của thực phẩm

    Luaath của Liên mịnh đòi hỏi nông dân đến các tiêu chuẩn cao về an toàn trong mỗi bước tiến hành công việc của nông trại. Việc này bao gồm vài lĩnh vực:

    • Tuân thủ nghuyên tắc vệ sinh trong vận chuyển thực phẩm, đặc biệt là thịt sống, sữa và các chế phẩm từ sữa;
    • Theo dõi các gia súc để chống bệnh tật;
    • Chăm lo cho sức khỏe của thực vật bằng cách diệt các côn trùng từ sớm;
    • Chỉ cho phép lưu hành các loại thức ăn cho gia súc không bị ô nhiễm;
    • Chỉ cho phép áp dụng các phẩm màu, các chất làm ngọt và các chất bảo quản trong những trường hợp có lý do xác đáng[i]

    Kiểm tra mỗi giai đoạn sản xuất

    Những người nông dân bị kiểm tra về việc tuân thủ các nguyên tắc cân bằng trong phát triển. Họ phải áp dụng các kỹ thuật thân thiện với môi trường, chăm lo cho tình trạng tốt của gia súc, tập trung vào việc trồng trọt các cây địa phương mình và sử dụng hiệu quả các vùng đất trồng rừng.[ii] Trang trại có thể bị kiểm tra không báo trước.[iii]  Các cuộc thanh tra như vậy là sự bảo đảm cho chất lượng cao của sản phẩm.

    Tại sao nên chọn thực phẩm từ Liên minh Châu Âu?

    Quá trình kiểm tra nhiều giai đoạn và các quy định chi tiết không chỉ là lý thuyết. Các nông trại của Liên minh Châu Âu phải thỏa mãn các điều kiện đã nói ở trên mỗi ngày. Khi chọn mua các sản phẩm của châu Âu thì bạn dã mua thực phẩm an toàn và ngon!

     

     

    [i] C. Kurrer, „An toàn thực phẩm”, trang mạng chính thức của Quốc hội Châu Âu, www.europarl.europa.eu/factsheets/pl/sheet/51/food-safety (khả dụng từ ngày 15/07/2022)

    [ii] Ủy ban Châu Âu, Tổng giám đốc về vấn đề Thông tin Xã hội, Nông nghiệp: đối tác giữa Châu Âu và nông dân, Xuất bản của Cơ quan, 2017, https://data.europa.eu/doi/10.2775/40488 (khả dụng từ ngày 15/07/2022)

    [iii] Trang mạng chính thức của ARiMR, Quyền lợi và nghĩa vụ của nông dân trong quá trình kiểm tra tại chỗ, www.gov.pl/web/arimr/prawa-i-obowiazki-rolnikow-w-procesie-kontroli-na-miejscu (khả dụng từ ngày 15/07/2022)