• English
  • Tiếng Việt
  • 中文 (中国)
  • 한국어
  • 日本語
  • Hệ thống tham vấn – ích lợi cho nông dân và người tiêu dùng

    Ủy ban Châu Âu với nhiều cách khác nhau chăm lo cho chất lượng cao của thực phẩm xuất xứ từ UE. Một trong chúng là hệ thống tham vấn nông nghiệp. Bạn hãy đọc xem bằng cách nào chương trình có một không hai này ảnh hưởng đến chất lượng canh tác và chăn nuôi và khám phá thực phẩm ngon từ châu Âu!

    Hệ thống tham vấn nông nghiệp là gì?

    Đó là phương pháp thống nhất chia sẻ các lời khuyên trong lĩnh vực quản lý đất nền và trang trại, bảo vệ môi trường và chăm sóc đúng các súc vật.[i] Mỗi nông dân UE đều có thể dùng nó.[ii]

    Đấy không chỉ là các sự kiện khô khan. Trong khuôn khổ của hệ thống tham vấn, người ta tổ chức các cuộc tập huấn, các cuộc hội nghị, các cuộc biểu diễn, chỉ dẫn, các cuộc thi, thi Olimpic, hội hợ lý thú và nhiều thứ khác nữa.Bổi vì các cố vấn là những người độc lập nên họ rất được tin cậy trong môi trường nông nghiệp và các vùng nông thôn.[iii]

    Những người nông dân có sự hỗ trợ trong phạm vi rộng

    Hệ thống tham vấn nông nghiệp bao hàm một phạm vi rộng các đề tài. Các nông dân của Liên minh có thể yêu cầu được giúp đỡ trong phạm vi:

    • Đưa vào thực tiễn các quy định về bảo vệ khí hậu và môi trường;
    • Áp dụng các biện pháp bảo vệ thực vật và sử dụng nước;
    • An toàn và vệ sinh sản xuất thực phẩm;
    • Cộng tác với các nhà cung cấp và phân phối.[iv]

    Bạn thấy đấy, những người làm kinh tế trên địa bàn UE được chuẩn bị tốt để tạo ra thực phẩm ngon và an toàn. Các sản phẩm của họ dùng trên thị trường trong nước và nước ngoài.

    Hệ thống tham vấn là sự bảo đảm cho chất lượng cao của sản phẩm

    Việc tham vấn đúng cách là sự giúp đỡ vô giá cho khối nông nghiệp. Khi có kiến thức chuyên môn, những người nuôi gia súc và trồng trọt ra được các quyết định có suy nghĩ trước và đưa ra thị trường các sản phẩm có chất lượng cao, chúng an toàn cho Bạn và gia đình Bạn.

    Dù rằng với tư cách là người tiêu thụ, bạn không tham gia vào hệ thống tham vấn nông nghiệp, nhưng bạn cũng có thể tận dụng được các điều tốt mà nó mang lại. Lần sau khi bạn đi mua hàng, bạn hãy tìm các sản phẩm có xuất xứ từ các nhà sản xuất của châu Âu, những người chăm lo cho chất lượng và sự an toàn của thực phẩm.

     

    [i] Trang mạng chính thức của Ủy ban Châu Âu, „Hệ thống tham vấn nông nghiệp”, https://agriculture.ec.europa.eu/farming/fas_pl (đọc được từ 9/01/2023).

    [ii] Nghị định của Quốc hội Châu Âu (UE) số 1306/2013 ban hành ngày 17/12/2013, tiêu đề I, điều 14.

    [iii] Trang mạng chính thức của Bộ Phát triển Nông nghiệp và nông thôn, cũng ở trang đó.

    [iv] Cũng ở trang đó.