• English
  • Tiếng Việt
  • 中文 (中国)
  • 한국어
  • 日本語
  • Việc áp dụng các thực hành nông nghiệp tốt có ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm và bảo vệ môi trường ra sao?

    Phần lớn mọi người thích ở giữa lòng thiên nhiên và tận hưởng các món quà của thiên nhiên mang lại. Người ta chú ý nhiều về việc ăn uống lành mạnh và chắc là không chỉ có một lần bạn có suy ngẫm xem các sản phẩm bán trong các cửa hàng có hại hay không. Liên minh Châu Âu đã có nhiều cố gắng để đảm bảo cho thực phẩm có chất lượng cao nhất và đồng thời bảo vệ cho môi trường cùng cảnh quan. Khởi đầu của Chính sách nông nghiệp chung (WPR) đã có từ những năm 70 của thế kỷ XX và từ thời gian đó các cơ cấu kiểm tra và bảo vệ đang được phát triển ngày càng có hiệu lực hơn5.

     

    Các nguyên tắc và mục đích của Chính sách nông nghiệp chung (WPR) là gì?

    Liệu bạn có biết rằng trong năm 2019 tiền hỗ trợ cho nông dân ở Liên minh Châu Âu đã lên đến 58,82 tỷ euro hay không? Đó là khoảng 35% của toàn bộ ngân sách trên 160 tỷ! Nhờ vậy Liên minh tạo điều kiện cho rất nhiều hoạt động đảm bảo việc tiếp cận thường xuyên với thực phẩm chất lượng cao, các hoạt động này trong đó có bao gồm việc hỗ trợ thu nhập cho nông dân, việc chống lại việc thay đổi của khí hậu và việc duy trì động lực cho xã hội ở nông thôn6. Điều này chứng tỏ là trong cặp mắt của các chuyên gia trên thế giới, việc bảo vệ mội trường tự nhiên và những người đang sống ở đó là quan trọng ra sao.

    Để hiện thực hóa các mục tiêu này, Liên minh Châu Âu đã soạn thảo ra các thực hành tốt mà mỗi quốc gia của Liên minh Châu Âu phải tuân thủ. Chủ yếu là việc áp dụng các phương pháp giảm thiểu tối đa ảnh hưởng không tốt của nông nghiệp lên thiên nhiên xung quanh chúng ta. Đó ví dụ như là một nền nông nghiệp cân bằng, duy trì đồng cỏ hay các đòi hỏi khắc nghiệt về chất lượng canh tác3. Nó cũng chăm lo cho các tiêu chuẩn vệ sinh cao, ví dụ như quản lý nước thải và dùng đúng các phương tiện bảo vệ.

     

    Các thực hành nông nghiệp đúng ở Liên minh Châu Âu trông ra sao?

    Từ đầu kể từ khi có thỏa thuận, trước hết người ta đặt ra vấn đề giáo dục tương ứng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của những người nông dân. Việc hiện thực hóa chúng cho những người nông dân có cơ hội và có được kiến thức mới về nền nông nghiệp có năng suất cao hơn và việc bảo vệ môi trường gần gũi nhất của họ. Con người được giáo dục tốt sẽ thành người hiểu biết và bắt đầu tự cảm thấy nhu cầu chăm lo cho hành tinh của chúng ta.

    Mức độ nhận thức cao chúng ta cũng có thể quan sát được trong lĩnh vực bảo vệ nguồn nước1 – người nông dân ngày càng biết nhiều và áp dụng các thực hành ngăn ngừa ô nhiễm2.

     

    Việc giáo dục từng bước, có hiệu quả cùng với việc trợ cấp làm cho hoạt động nông nghiệp trở thành vùng được bảo vệ và tạo ra các của cải công về môi trường, và qua đó mở rộng khái niệm truyền thống về của cải công4. Nhờ kết quả của các hoạt động này cả Bạn cũng được hưởng lợi! Các thức ăn mà bạn ăn và cho người thân của mình ăn có chất lượng cao hơn, và thiên nhiên bao quanh Bạn có thể tiếp tục đẹp!

     

     

     

    Nguồn:
    1. Hołownicki, R., Doruchowski, G., Godyń, A., & Świechowski, W. (2011). Technika ochrony roślin w dyrektywach UE. Inżynieria Rolnicza, 15, 75-84.
    2. Jurczuk, S., Łempicka, A., & Rydałowski, M. (2008). Poziom świadomości rolników ze zlewni Utraty w zakresie zanieczyszczenia wód środkami ochrony roślin na tle wybranych zlewni w krajach UE. Woda-Środowisko-Obszary Wiejskie, 8, 45-62.
    3. Kania, J. (2006). Programy rolno-środowiskowe i zasady dobrej praktyki rolniczej jako możliwości optymalnego gospodarowania i ochrony dolin rzecznych. Infrastruktura i ekologia terenów wiejskich, (4/1).
    4. Król, M. A. (2017). Ocena modelu prawnej ochrony środowiska we Wspólnej Polityce Rolnej. Studia Iuridica Lublinensia, 26(1), 227-254. 
    5. https://www.gov.pl/web/wprpo2020/cele-wpr1
    6. https://ec.europa.eu/info/food-farming-fisheries/key-policies/common-agricultural-policy_pl