Việc ô nhiễm môi trường, các thay đổi về khí hậu và việc các tài nguyên môi trường ngày càng ít dần là các vấn đề nghiêm trọng, tuy nhiên UE đang đề xuất các giải pháp có hiệu quả. Bạn hãy đọc xem thế nào là các thực hành tốt cho môi trường và những người nông dân của Liên minh Châu Âu sản xuất thực phẩm an toàn và tôn trọng những gì quý báu nhất của hành tinh chúng ta ra sao.
Các thực hành tốt cho môi trường là các kỹ thuật, hoạt động và phương tiện mà những người nông dân của Liên minh châu Âu vận dụng trong quá trình sản xuất thực phẩm. Ủy ban Châu Âu đưa ra các quy định này trong khuôn khổ Trật tự Xanh của Châu Âu và cho nhu cầu của chiến lược „Từ cánh đồng đến bàn ăn”.[i] Ba mục tiêu rõ ràng của các thực hành tốt cho môi trường là:
Bạn hãy biết các mục tiêu trên trong thực tế được thực hiện ra sao.
Liên minh Châu Âu hạn chế khả năng dùng các chất trừ sâu bệnh.[iii] Người ta quảng bá các giải pháp thay thế có hiệu quả không dùng các chất hóa học bảo vệ thực vật. Còn nếu về phân bón và các chất dinh dưỡng thì việc dùng chúng phải tuân thủ các quy định rõ ràng (trong đó có hướng dẫn về cách dùng phân đạn và chuẩn GAEC) và chỉ được phép dùng trong các trường hợp nhất định.[iv]
Việc quảng bá các hoạt động bảo vệ cho môi trường nhằm làm cho việc sản xuất thực phẩm của UE không khoét sâu thêm các thay đổi của khí hậu. Những người nông dân nhận được sự hỗ trợ về phương pháp và về tài chính, do vậy họ thực hiện thành công vào các đối tượng và các vùng để giảm thiểu sự phát sinh của khí amoniac và hấp thụ khí các-bo-nic.[v]
Các tài nguyên thiên nhiên là vô cùng quý giá. Những người nông dân sản xuất thực phẩm trong UE tôn trọng chúng và trong mỗi bước họ luôn giữ các thực hành tốt cho môi trường:
Bạn thấy đấy, Liên minh Châu Âu rất chú trọng để việc sản xuất thực phẩm an toàn cho môi trường. Khi mua các sản phẩm của Liên minh có nguồn gốc động hay thực vật, bạn dang lựa chọn một cách có ý thức thực phẩm ngon, được tạo ra với sự tôn trọng hành tinh của chúng ta.
[i] Trang mạng chính thức của Ủy ban Châu Âu, „Một hệ thống phát triển cân bằng CAP”, https://agriculture.ec.europa.eu/sustainability/environmental-sustainability/cap-and-environment_en (xem được từ 7/11/2022).
[ii] Cũng tài liệu dẫn trên.
[iii] Cũng tài liệu dẫn trên, „Chất chống sâu bệnh và việc bảo vệ thực vật”, https://agriculture.ec.europa.eu/sustainability/environmental-sustainability/low-input-farming/pesticides_pl (xem được từ 7/11/2022).
[iv] Cũng tài liệu dẫn trên, „Sử dụng một cách cân bằng các thành phần dinh dưỡng”, https://agriculture.ec.europa.eu/sustainability/environmental-sustainability/low-input-farming/nutrients_pl (xem được từ 7/11/2022).
[v] Cũng tài liệu dẫn trên, „Chống lại biến đổi khí hậu”, https://agriculture.ec.europa.eu/sustainability/environmental-sustainability/climate-change_pl (xem được từ 7/11/2022).
[vi] Cũng tài liệu dẫn trên, „Đất khỏe mạnh”, https://agriculture.ec.europa.eu/sustainability/environmental-sustainability/natural-resources/soil_pl (xem được từ 7/11/2022).
[vii] Cũng tài liệu dẫn trên „Nước an toàn”, https://agriculture.ec.europa.eu/sustainability/environmental-sustainability/natural-resources/water_en (xem được từ 7/11/2022).
[viii] Cũng tài liệu dẫn trên, „Không khí trong sạch”, https://agriculture.ec.europa.eu/sustainability/environmental-sustainability/natural-resources/clean-air_en (xem được từ 7/11/2022).