Trên 77% lãnh thổ Liên minh Châu Âu, trong đó 47% là đất nông nghiệp và 30% là đất rừng được tính là vùng nông thôn. Các vùng đất nông thôn và nông nghiệp ở các nước của Liên minh Châu Âu có sự khác nhau rất lớn: từ những trang trại lớn ở Czech đến các hộ nông nghiệp nhỏ nằm ở đảo Síp hay cũng như ở Malta.
Nông nghiệp từ nhiều thế kỷ nay cùng với môi trường tự nhiên tạo ra các cảnh quan nông thôn tuyệt đẹp. Việc dùng đất nông nghiệp là nguồn lực tích cực cho sự phát triển của việc giàu tính đa dạng của các vùng đất và các nơi tập trung dân, trong đó có các khảm rừng, các vùng bùn lầy và các khoảng không gian mở trải rộng của thiên nhiên. Các vùng nông thôn hấp dẫn cho việc mở các doanh nghiệp mới. Nó cũng trở thành một nơi hấp dẫn cho cuộc sống của các gia đình. Ngày càng nhiều các doanh nghiệp du lịch và nghỉ ngơi hình thành ở đó.
Mối liên hệ giữa sự giàu có của môi trường thiên nhiên với thực hành nông nghiệp phức tạp. Nhiều khu tập trung dân cư quý báu ở Châu Âu được duy trì do nông nghiệp phát triển mạnh. Tuy nhiên các chính sách nông nghiệp và việc sử dụng đất không hợp lý cũng có thể gây ảnh hưởng có hại đến tài nguyên thiên nhiên, ví dụ như làm ô nhiễm đất, nước và không khí, chia vụn các khu cư trú hay làm mất vẻ hoang dã của tự nhiên.
Nông nghiệp ở Liên minh Châu Âu được điều chỉnh bằng một chính sách nông nghiệp chung, duy nhất của cả liên minh. Nó xác định khuôn khổ và các quy tắc cơ bản cho hoạt động này ở tất cả các nước thành viên. Chính sách Nông nghiệp chung đã bắt đầu từ năm 1962. Nó là keo gắn kết chính giữa khối nông nghiệp và xã hội, giữa Châu Âu và những người nông dân. Các nguyên tắc của Chính sách Nông nghiệp chung phù hợp với các đòi hỏi về môi trường và khuyến khích phát triển thực hành nông nghiệp nào bảo vệ môi trường và toàn bộ cảnh quan. Nó khuyến khích những người nông dân tiếp tục đóng vai trò tích cực để gìn giữ nông thôn và môi trường. Điều này đạt được thông qua việc hỗ trợ có định hướng khoản tiền để phát triển các vùng nông thôn quảng bá sự cân bằng về thực hành nông nghiệp-môi trường, ví dụ như các chương trình nông-môi trường. Ngược lại, với các nhà sản xuất không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, họ sẽ bị trừng phạt bằng việc giảm hộ trợ tài chính từ Chính sách Nông nghiệp chung.
Chính sách Nông nghiệp chung là một chính sách chung liên quan đến mọi nước của Liên minh Châu Âu. Nó được quản lý và tài trợ ở mức toàn châu Âu từ các khaorn tiền của ngân sách Liên minh Châu Âu.