Thịt heo đó là sườn, thịt dọi, chân giò, thăn lưng, thịt mông, bắp thăn và nhiều món ngon khác. Ngoài vị tuyệt vời, thịt heo còn là nguồn quý báu của các vitamin và chất khoáng. Trong bào báo này bạn sẽ đọc về các ưu điểm của thịt heo và sẽ được biết việc sản xuất chúng ở trong Liên minh Châu Âu khác biệt ra sao.
Người tiêu dùng trên toàn thế giới đánh giá cao vị thịt heo. Điều này không có gì lạ – vì thịt heo rất ngon, đồng thời nó có nhiều ứng dụng trong bếp ăn. Có thể dùng để luộc, rán, hầm hay nướng. Khi nó có chất lượng cao, hơi có một chút vân mỡ thì chúng được gọi là thịt vân đá. Thứ thịt như vậy ngon tuyệt và là thành phần cho một thực đơn cân bằng.
Thịt là nguồn chất đạm chính cho con người. Thịt heo cũng vậy, nó chứa các a-xít amin cần thiết với một tỷ lệ thích hợp. Lượng chất đạm chứa trong khoảng 15-21%, nó làm thịt heo giàu a-xít amin hơn các loại gia súc nuôi để mổ lấy thịt khác.[i]
Thịt heo chứa các a-xít béo quý giá bão hòa cao omega-3.[ii] Nó cũng chứa vitamin E với các tính chất chống ô-xy hóa mạnh,[iii] các vitamin nhóm B, chất sắt dễ hấp thụ và các hợp chất sinh học hoạt động như taurin, carnosine và coenzyme Q10.[iv]
Thịt heo của Liên minh Châu Âu khác biệt do vị đặc biệt ngon và chất lượng cao. Đó là do ảnh hưởng của hệ thống duy trì và nuôi heo. Những người nông dân có trách nhiệm chăm lo đến điều kiện vệ sinh của việc sản xuất và tuân thủ các đòi hỏi cao về duy trì trang trại, đảm bảo cho các con vật chỗ nuôi với kịch thước xác định, việc chiếu sáng, nhiệt độ, độ ẩm và thông gió phù hợp, cũng như quan tâm đến sức khỏe của cả đàn giống.[v]
Nhờ các nguyên tắc này và việc kiểm tra thường xuyên nên thịt heo của Liên minh Châu Âu an toàn và ngon. Khi chọn mua thịt heo của châu Âu, bạn sẽ đa dạng hóa thực đơn của mình và nấu ra những món ngon tuyệt!
[i] A. Kołodziej-Skalska, B. Matysiak, M. Grudziński, Mięso wieprzowe a zdrowie człowieka, Kosmos – Problemy nauk biologicznych, tom 65, nr 4(313)/2016, trang 536
[ii] Cũng tài liệu trên
[iii] Cũng tài liệu trên
[iv] Cũng tài liệu trên, trang 537
[v] Z. Bilski, Warunki utrzymania trzody chlewnej w świetle obowiązujących przepisów, Poznań 2013, trang 5